chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam
Chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em Việt Namchương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam

TPHCM: Cảnh báo tình trạng trẻ em đuối nước mùa nắng nóng

21/05/2020 22:17:05

Thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM cho biết, trong hai tuần đầu tháng 5 năm 2020, khoa Hô Hấp 1 - bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tiếp nhận 4 trường hợp đuối nước. Các bé này đều nhập viện trong bệnh cảnh suy hô hấp nặng, cần hỗ trợ hô hấp, may mắn chưa ghi nhận ca tử vong liên quan.

Đơn cử là trường hợp bé 17 tháng tuổi, khi gia đình không để ý, bé ra vườn nhà chơi và rơi xuống hồ bơi. Khi phát hiện bé đã ngất và tím tái, gia đình sơ cứu và chuyển bé vào bệnh viện Nhi Đồng 2. Bé được thở máy 3 ngày tại khoa Hồi sức tích cực, hiện sức khỏe đã ổn định.

Cuối năm 2019, theo cục Trẻ em_Bộ Lao động thương binh xã hội, Việt Nam có hơn 2.000 trẻ qua đời mỗi năm vì đuối nước. Việc sơ cứu đuối nước ban đầu kịp thời, đúng kỹ thuật đóng vai trò quyết định sự sống còn và di chứng về sau của trẻ.

Việc phổ cập bơi lội tại trường học, cũng như các buổi huấn luyện kỹ năng sơ cứu đuối nước cho các phụ huynh và thầy cô giáo là điều rất cần thiết

Theo BS. Lê Thanh Tuyền, Khoa Hô hấp 1, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Điều quan trọng nhất trong thực hiện phòng ngừa đuối nước ở trẻ em chính là ý thức của phụ huynh trong việc chăm sóc, bảo vệ con em mình.

BS. Tuyền khuyến cáo, các bậc cha mẹ phải luôn giám sát con em mình khi đi tắm biển, ao, hồ; đậy kín các vật dụng chứa nước trong nhà; không để trẻ nhỏ ở nhà một mình, đặc biệt đối với các trẻ mới biết đi, trẻ hiếu động luôn muốn tìm tòi hiểu biết thế giới xung quanh.

"Một phút sơ sẩy có thể trả giá bằng cả mạng sống của các em, hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề về sau. Qua đây chúng tôi cũng ủng hộ việc phổ cập bơi lội tại trường học, cũng như các buổi huấn luyện kỹ năng sơ cứu đuối nước cho các phụ huynh và thầy cô giáo để xử trí kịp thời, không để xảy ra tình trạng đáng tiếc", BS. Tuyền khuyến cáo.

Theo Công an TPHCM

Từ khóa:
Back-top