chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam
Chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em Việt Namchương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam

Hội nghị thế giới lần thứ 15 về Thúc đẩy an toàn và Phòng chống tai nạn thương tích

06/09/2024 08:58:26

Hội nghị thế giới lần thứ 15 về Thúc đẩy an toàn và Phòng chống tai nạn thương tích

 

Từ ngày 2-4/9/2024 vừa qua đã diễn ra Hội nghị thế giới lần thứ 15 về thúc đẩy an toàn và phòng chống tai nạn thương tích được tổ chức tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ do Viện Sức khỏe toàn cầu George và Tổ chức Y tế thế giới đồng tổ chức. Đây là sự kiện quan trọng được tổ chức mỗi 2 năm, quy tụ hàng trăm chuyên gia quốc tế từ các lĩnh vực khác nhau với mong muốn tăng cường sự quan tâm toàn cầu cho vấn đề an toàn và phòng chống tai nạn thương tích. Hội nghị lần thứ 15 được tổ chức xoay quanh chủ đề “Xây dựng tương lai an toàn hơn cho tất cả mọi người: Các chiến lược công bằng và bền vững để phòng chống thương tích và bạo lực”.



Hội thảo này quy tụ nhiều chuyên gia quốc tế từ các lĩnh vực khác nhau với mong muốn tìm ra giải pháp cho vấn đề cấp bách về thương tích không chủ ý, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới. Với vai trò là đại diện của Tổ chức Campaign for Tobacco-Free Kids (Chương trình Global Health Advocacy Incubator), bà Đoàn Thu Huyền đã có bài chia sẻ về các thách thức và giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy tính công bằng và bền vững của Chương trình phòng, chống đuối nước trẻ em tại Việt Nam. Từ đó, phân tích những bài học kinh nghiệm đáng giá trong công tác triển khai của Chương trình như xây dựng can thiệp dựa trên các ví dụ thực tiễn tốt nhất đã được minh chứng trên thế giới, đề cao vai trò chủ trì của chính phủ (thông qua việc lồng ghép các tiêu chí giảm thiểu thương tích vào các chính sách liên ngành và các chương trình mục tiêu quốc gia), cũng như khuyến khích áp dụng một cách phù hợp vào bối cảnh thực tế ở cấp địa phương. 


Tổ chức Global Health Advocacy Incubator nhấn mạnh cần có phối hợp với các bộ ngành thúc đẩy phát triển chính sách dài hạn ngay từ khi bắt đầu can thiệp. Song song với đó, việc thu hút sự đầu tư, đối ứng của chính quyền địa phương trọng điểm, áp dụng các quy chuẩn về đào tạo bơi an toàn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sử dụng toàn quốc, thu thập dữ liệu định kỳ và xây dựng cơ chế định mức, nâng cao năng lực cho giáo viên tại các trường học và các cán bộ điều phối cũng được xem là những giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo tính bền vững sau khi chính phủ tiếp quản chương trình.





Back-top