chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam
Chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em Việt Namchương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam

Kỹ năng sống: An toàn dưới nước cho trẻ

26/06/2018 20:16:09

Tất cả chúng ta đều biết không người nào an toàn tuyệt đối khi ở dưới nước vì thế học các kỹ năng an toàn khi ở dưới nước, học bơi luôn là điều tuyệt đối quan trọng bởi vì ngăn ngừa luôn tốt hơn là cứu chữa. Vì thế việc dạy trẻ kỹ năng sống, kỹ năng an toàn dưới nước luôn là vấn đề các bậc cha mẹ nên quan tâm hàng đầu.

Trẻ luôn thích đi bơi

Theo Canada: Mọi người cần phải đạt đến ” Chuẩn bơi để sống sót” đó là một tiêu chuẩn đơn giản , dễ hiểu nhằm định rõ ràng các kỹ năng bơi tối thiểu, cần thiết để sống sót khi bất ngờ rơi xuống nước.

Chuẩn bơi để sông sót = Lặn xuống sâu + Đúng nước (1 phút)+ Bơi 50m

Khái niệm an toàn dưới nước bao gồm cả việc hiểu làm thế nào để được an toàn khi ở trên, trong và gần nước và biết cách xử lý khi gặp những tình huống bất ngờ khi ở dưới nước.

Một số Kỹ năng an toàn dưới nước  mà trẻ nên học

1. Hiểu biết về những nguy cơ : Chúng ta phải biết rằng ở mỗi nơi riêng biệt thì đều có những mối nguy cơ khác nhau: 

– Sông, suối và kênh đào : Dòng nước, dốc trơn trượt, sạt lở bờ đất, thay đổi mực nước và tốc độ dòng chảy, những vật thể chìm không nhìn thấy 

– Hồ: Mực nước sâu, nước lạnh, những điểm chảy vào hồ xoáy mạnh

– Biển : sóng, nước xoáy, tàu bè 

– Tại  nhà: hồ bơi riêng, hồ cá

Dưới nước luôn luôn tồn tại những nguy hiểm bất ngờ

2. Hiểu biết những nguyên tắc ứng xử: Cần biết cách xử sự thế nào cho đúng  khi ở trên trong và gần môi trường nước để ngăn ngừa tai nạn.

– Đi cùng nhau : cùng chơi hoặc bơi dưới nuốc với những người bạn

– Biết những nguy cơ có thể xảy ra: cần trọng với những mối nguy hiểm dưới nước.

– Tuân thủ những lời khuyên an toàn: tuân theo tất cả những quy tắc an toàn cho hoạt động dưới nước. 

– Nổi và vẫy tay : Nếu bạn gặp nguy hiểm dưới nước , hãy bình tĩnh,  quay sang nằm ngửa và vẫy bằng một tay .

– Học cách giúp đỡ : Nếu ai đó cần giúp đỡ, đừng lao ngay ngay vào họ . Hãy nằm xuống và tiếp xúc họ bằng một khúc cây dài hoặc quăng cho họ phao ( nếu có).

3. Lời khuyên an toàn

– Khi đi bơi: Nghe lời cứu hộ viên,học kỹ năng bơi lội , biết các mối nguy hiểm , không xô đẩy, tuyệt đối không chạy nhảy trên bờ hồ ẩm ướt. 

– Khi ở quanh khu vực sông nước: Cẩn thận bờ trơn trượt, không đi thuyền quá tải , luôn phải mặc áo phao/ đồng hồ bảo hộ, tránh xa khu vực có đá và hoặc nước xiết. Học và rèn luyện những kỹ năng an toàn và chuẩn xác.

-Ý thức được sự nguy hiểm: Vùng nước lạ, dòng chảy xiết, đáy biển và chỗ trũng không phẳng, nền trơn và dốc, thời tiết bão bùng. 

– Trong lúc an toàn: Bình tĩnh , thả nổi người, vẫy ray kêu cứu, bám vào cái gì đó có thể nổi được, la to để kêu gọi chú ý.

4. Kỹ năng an toàn trong nước:

– Xuống nước: Cần phải xuống nước đúng va không gặp rủi ro đi từ từ theo bặc thang hoặc xuống men theo thành bể 

– Ra dấu hiệu cần sự giúp đỡ : Tín hiệu báo lâm nguy của cá nhân mang tính quốc tế là một ta giơ cao hoặc vẫy trên đầu và kêu cứu. Mọi người cần nắm vững kỹ năng này để có thể sự dụng trong nhiều hoạt động dưới nươc khác nhau. 

– Nổi : Do cấu tạo cơ thể và tuổi tác , một số người cảm thấy khó khăn, hoặc thậm chí không thể duy trì độ tụ nỏi trong lúc bất động bởi tỷ lệ cơ và xương cao trong cơ thể, và họ phải dùng các động tác chèo để duy trì độ nổi trên bề mặt nước. Trong trường hợp này việc kết hợp bài tập nổi với sự di chuyển là rất cần thiết. Tuy nhiên, độ nổi là lmootj kỹ năng tồn tại quý giá và phải được dạy sớm vì sự an toàn và sự phát triển kỹ năng tồn tại. 

– Các kỹ năng dưới mặt nước: Phát triển di chuyển dưới nước một cách tự tin là điều cần thiết cần phải được rèn luyện 

Từ khóa:
Back-top