Chính quyền địa phương dựng bản cấm tại những điểm dễ xảy ra tai nạn đuối nước để cảnh báo người dân
Đã hơn hai năm trôi qua nhưng ba gia đình cô Nguyễn Thị Mai, chị Nguyễn Thị Thu và chị Trần Thị Thanh ở huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa nguôi ngoai nỗi đau từ buổi chiều định mệnh ngày 28/1/2016. Hôm ấy, chỉ còn cách Tết Nguyên đán chừng 10 ngày, cả ba gia đình đã mất đi những đứa con thân yêu do đuối nước. Trong các nguyên nhân gây tai nạn đuối nước ở trẻ em tại tỉnh Đắk Lắk, phần lớn là do các em đi tắm ao, hồ, kênh, mương. Xảy ra chủ yếu ở trẻ em từ 10 đến 14 tuổi. Điều đáng nói là nhiều vụ xảy ra ở trường hợp do ao hồ sau nhà không rào chắn, khiến bé đuối nước do bất cẩn.
Đắk Lắk có mạng lưới sông suối, ao, hồ tự nhiên và ao, hồ, giếng tự phát dày đặc để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận người dân còn nhiều khó khăn nên thiếu sự quan tâm đến con cái. Tiềm lực đầu tư cho việc dạy bơi còn hạn chế. Nhiều địa phương chưa có sân chơi cho trẻ em.
Đắk Lắk phấn đấu đến 2020 giảm 15% số trẻ tử vong do đuối nước so với năm 2015. Điều đó đòi hỏi phải có những giải pháp lâu dài, hiệu quả để vừa tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hậu quả của tai nạn đuối nước cho trẻ, cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại ao hồ, sông suối, vừa dạy trẻ biết bơi, tạo sân chơi cho trẻ, để ko còn những vụ đuối nước thương tâm, những nỗi ám ảnh, day dứt - của người ở lại và đảm bảo quyền sống còn cho trẻ em.
Nguồn: Internet